Làm thế nào để xác định mức độ an toàn của AGV?
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nền kinh tế xã hội được cải thiện vượt bậc, hoạt động tự động hóa logistics thông minh dần thay thế hệ thống logistics truyền thống. Để theo đuổi hiệu quả logistics, thế hệ sản phẩm đầu tiên của AGV dựa trên công nghệ tự động hóa đã ra đời vào năm 1953. Sau nhiều lần cải tiến, AGV với độ linh hoạt cao đã được phát triển, tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành hậu cần.
Ngày nay, AGV đã được sử dụng rộng rãi trong ngành kho bãi, nó không chỉ đem lại hiệu quả trong công việc mà còn đảm bảo an toàn cho con người, phương tiện và hàng hóa. AGV có thể hoạt động tự động chủ yếu dựa trên công nghệ định vị, điều khiển và cảm biến. 3 loại công nghệ này đều phụ thuộc vào thông tin môi trường được cảm biến của xe AGV phản hồi lại.
Mặc dù AGV hoạt động tự động nhưng chúng cũng cần làm việc với con người, do đó sự an toàn của AGV vẫn là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
AGV định vị vị trí sản phẩm, lấy hàng với đường đi tối ưu và tự động đưa hàng đến vị trí làm việc đã định. Thực tế, việc vận chuyển hàng hóa trong các tình huống ứng dụng rất phức tạp, nhiều trường hợp liên quan đến an toàn, ví dụ như khi xe AGV gặp phải hàng hóa rơi rớt hoặc các chướng ngại vật khác trên đường xe chạy, nếu không thể dừng lại kịp thời thì cả hai hoặc các bên có thể sẽ bị hư hỏng. Khi nhiều xe AGV cùng hoạt động, có thể không dừng kịp thời dẫn đến va chạm. Để AGVs hoạt động an toàn hơn trong môi trường phức tạp, cần có thông tin về sự tồn tại của chướng ngại vật tĩnh hoặc động trên tuyến đường của nó để phanh khẩn cấp hoặc tránh chướng ngại vật.
Điều kiện cần thiết để tránh chướng ngại vật và điều hướng là cảm nhận về môi trường. Trong môi trường không xác định hoặc một phần không xác định, việc tránh chướng ngại vật yêu cầu thu thập thông tin môi trường xung quanh theo thời gian thực thông qua các cảm biến, bao gồm kích thước, hình dạng và vị trí của chướng ngại vật. Để tối ưu hóa khả năng tránh vật cản tự động cũng như độ chính xác của định vị và điều hướng của AGV trong môi trường không cố định, công nghệ định vị và điều hướng laser SLAM được sử dụng, kết hợp với các thuật toán để cải thiện độ chính xác của việc định vị, kiểm soát chuyển động và tránh chướng ngại vật tự động. Bằng cách này việc xử lý tự động trong các tình huống phức tạp cũng được thực hiện.
Có thể kiểm tra độ an toàn của AGV qua các thiết bị sau:
1. Kiểm tra xem cảm biến chống va chạm có đầy đủ và hiệu quả không để tránh bị thương hoặc hỏng hóc khi AGV va chạm với người hoặc đồ vật.
2. Kiểm tra thiết bị dò tìm. Kiểm tra xem khả năng quét phạm vi bằng laser, phản xạ khuếch tán vùng hồng ngoại và phát hiện siêu âm có đáng tịn cậy và hiệu quả hay không.
3. Kiểm tra thiết bị cảnh báo. Thiết bị cảnh báo cần có âm thanh cảnh báo rõ ràng và đèn cảnh báo để nhắc nhở mọi người xung quanh AGV phát hiện kịp thời khi xe AGV đến gần.
4. Kiểm tra nút dừng. Khi nhấn nút, AGV phải được dừng một cách chính xác và chỉ có thể hoạt động lại bằng thao tác thủ công để đảm bảo an toàn cho những công nhân xung quanh AGV.
5. Kiểm tra nút dừng khẩn cấp. Nút màu đỏ phải được đặt ở vị trí thuận tiện để vận hành trong trường hợp khẩn cấp, việc nhấn nút dừng khẩn cấp sẽ tắt nguồn truyền động xe AGV và kích hoạt phanh bánh xe.

Xe AGV không những đảm nhiệm các liên kết hậu cần point-to-point mà còn hoàn thành việc docking trong nhiều liên kết sản xuất khác. Do đó, AGV có thể áp dụng cho nhiều ngành, từ công nghiệp sản xuất đến công nghiệp hậu cần thương mại điện tử như sản xuất ô tô, điện tử 3C, sản xuất thiết bị gia dụng, chế biến thực phẩm, dược phẩm sinh học, đóng gói và in ấn, dệt may, xây dựng vật liệu và thậm chí cả ngành công nghiệp điện lực và quân sự. Nhờ sự thông minh và vai trò không thể thay thế trong việc xử lý tải nặng, hoặc có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt đặc biệt mà AGV là giải pháp mà nhà quản lý không nên bỏ qua.